Thành phần chính, hàm lượng: Đàng sâm 75mg; Hoàng kỳ 50mg; Đương quy 75mg; Bạch truật 100mg; Thăng ma 50mg; Sài hồ 50mg; Trần bì 50mg; Cam thảo 50mg; Bạch thược 100mg; Chỉ thực 75mg; Sa nhân 25mg
Quy cách đóng gói, dạng bào chế: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 1 lọ x 200 viên; viên nang cứng
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS
SĐK: TCT-0040-21
Số quyết định: 85/QĐ-YDCT
Hội chứng ruột kích thích
– Triệu chứng: Khi bạn có các hiện tượng như: Liên tục đầy hơi + Táo bón, lặp lại nhiều lần ; Liên tục đau bụng ngang rốn,buồn đi tiêu, phân nát, muốn đi nhiều làn trong ngày. Những biểu hiện trên đặc trưng cho hội chứng ruột kích thích.
– Cách điều trị hội chứng ruột kích thích căn cứ theo biểu hiện:
1/ Biểu hiện đầy hơi + táo bón:
Dùng kết hợp KG- Cepha lần 4v ngày uống 2 lần. K-ganic lần uống 4v ngày uống 2 lần.
Thời gian dùng thuốc từ 7 ngày tới 30 ngày liên tục.
Thời điểm uống thuốc nên uống khi đói.
2/ Biểu hiện tiêu chảy, đi tiêu nhiều lần trong ngày:
Dùng kết hợp KG- Cepha lần 4v, ngày uống 2 lần. Chính Khí KG lần uống 4v,ngày uống 2 lần.
Thời gian dùng thuốc từ 7 đến 30 ngày.
Thời điểm uống thuốc hiệu quả nhất. Khi bụng rỗng.
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
(Vinmec.com) Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phạm Thị Thảo – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào ở hệ tiêu hóa với tần suất xuất hiện ít nhất một ngày mỗi tuần kéo dài trong ba tháng qua.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Các tiêu chuẩn Rome III (2006) để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích yêu cầu bệnh nhân phải có tình trạng đau bụng thường xuyên hoặc khó chịu ít nhất 1 ngày/tuần trong 3 tháng trước đó và kết hợp với 2 hoặc nhiều hơn các điểm sau đây:
– Bớt đau sau khi đi tiêu
– Khởi phát đau liên quan đến thay đổi về số lần đi tiêu
– Khởi phát đau liên quan đến thay đổi về hình thức và hình dạng của phân (rắn, lỏng…)
Các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích bao gồm:
– Thay đổi về số lần đi tiêu
– Thay đổi về hình thức của phân
– Thay đổi về kiểu cách đi tiêu (mót đi tiêu và/hoặc mót rặn)
– Tiêu phân nhầy
– Cảm giác trướng bụng hoặc đầy hơi
Có 4 mô hình hội chứng ruột kích thích, bao gồm:
– IBS-D (tiêu chảy chiếm ưu thế)
– IBS-C (táo bón chiếm ưu thế)
– IBS-M (hỗn hợp tiêu chảy và táo bón)
– IBS (không phân loại).
Điều đáng chú ý là trong vòng 1 năm, có 75% bệnh nhân thay đổi về phân nhóm, và 29% chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D.
2. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Theo Y văn, hội chứng ruột kích thích là một chẩn đoán loại trừ. Không có biểu hiện cụ thể nào về rối loạn nhu động hoặc rối loạn cấu trúc hệ tiêu hóa, do đó hội chứng ruột kích thích vẫn là một bệnh lý chủ yếu được xác định bằng triệu chứng lâm sàng.
2.1 Bệnh sử gợi ý bệnh
Khai thác bệnh sử tỉ mỉ là chìa khóa để thiết lập chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Các tiêu chí Rome cung cấp nền tảng cho việc hỏi bệnh và nhận diện triệu chứng phù hợp với hội chứng ruột kích thích bao gồm:
2.1.1. Thay đổi thói quen đi tiêu
– Táo bón khiến phân cứng và nhỏ, đại tiện đau, không giảm khi dùng thuốc nhuận trường.
– Tiêu chảy, phân lỏng, ít, mót đi tiêu, tiêu són, tiêu nhiều lần.
– Mót đi tiêu sau khi ăn
– Tiêu bón và tiêu chảy xen kẽ, thường có một thể chiếm ưu thế, nhưng cũng có thay đổi đáng kể ở từng bệnh nhân.
2.1.2. Đau bụng
Các vị trí đau thường gặp là vùng bụng dưới, cụ thể là ở góc phần tư dưới trái. Những cơn đau cấp tính xảy ra trên nền của cơn đau âm ỉ thường xuyên.
Ăn có thể khởi phát cơn đau. Đi tiêu có thể giảm bớt cơn đau nhưng không hoàn toàn.
2.1.3. Chướng bụng
Bệnh nhân thường xuyên than phiền đầy hơi trướng bụng. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể biểu hiện gia tăng vòng bụng suốt ngày theo đánh giá của CT scan. Họ cũng thường khó chịu đựng các tình trạng chướng bụng bất thường.
2.1.4. Tiêu phân đàm nhớt trong hoặc trắng, không do nguyên nhân viêm nhiễm
2.1.5. Các triệu chứng khác
Khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng tình dục (kể cả giao hợp đau và giảm ham muốn tình dục), tiểu nhiều và mót tiểu.
Các triệu chứng có thể nặng hơn khi gần chu kỳ kinh nguyệt.
2.1.6. Các triệu chứng liên quan đến tình trạng căng thẳng
2.2. Bệnh sử không phù hợp với bệnh Hội chứng ruột kích thích
– Các dấu hiệu bất thường khởi phát ở tuổi trung niên hoặc lớn hơn
– Các triệu chứng cấp tính: hội chứng ruột kích thích thường mang tính chất mạn tính.
– Triệu chứng tiến triển nặng hơn
– Triệu chứng xảy ra về đêm
– Chán ăn hoặc giảm cân
– Sốt
– Chảy máu trực tràng, tiêu phân có máu
– Tiêu chảy không kèm đau bụng
– Không dung nạp lactose và/hoặc fructose, Gluten
3. Xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Do hội chứng ruột kích thích là một chẩn đoán loại trừ, nên xét nghiệm chẩn đoán cũng là xét nghiệm loại trừ các bệnh lý khác kèm theo bệnh sử đã khai thác để đưa đến kết luận cuối cùng cho hội chứng ruột kích thích:
3.1. Xét nghiệm
– Xét nghiệm công thức máu để tầm soát thiếu máu, viêm nhiễm
– Xét nghiệm chuyển hóa để đánh giá toàn diện các rối loạn chuyển hóa và loại trừ tình trạng mất nước/điện giải ở bệnh nhân tiêu chảy.
– Loại trừ chảy máu đường tiêu hóa bằng xét nghiệm máu ẩn trong phân
– Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên Giardia: tìm trứng và ký sinh trùng.
– Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra phân tìm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, tìm bạch cầu, tìm độc tố Clostridium difficile.
– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (tùy bệnh nhân): tầm soát cường giáp hoặc suy giáp.
– Xét nghiệm canxi huyết thanh: tầm soát cường cận giáp.
– Xét nghiệm không đặc hiệu cho tình trạng viêm nhiễm: tốc độ lắng hồng cầu hoặc CRP.
– Các xét nghiệm huyết thanh hoặc sinh thiết ruột non để tầm soát bệnh celiac, đặc biệt là trong Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy chiếm ưu thế.
– Xét nghiệm H2 hơi thở để loại trừ tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở những bệnh nhân tiêu chảy.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh tùy theo bệnh sử
– Chụp dạ dày ruột non: tầm soát khối u, viêm nhiễm, tắc nghẽn và bệnh Crohn.
– Chụp đại tràng cản quang kép: tầm soát khối u và viêm.
– Siêu âm túi mật: khi bệnh nhân bị khó tiêu tái diễn hoặc đau sau ăn đặc trưng.
– CT scan bụng: tầm soát khối u, tắc nghẽn, và bệnh lý tuyến tụy.
3.3. Các xét nghiệm khác
– Thực hiện chế độ ăn uống không lactose trong 1 tuần, kết hợp với bổ sung lactate. Nếu tình trạng cải thiện, chứng tỏ bệnh nhân có bất dung nạp đường lactose, dù rằng bệnh sử và đáp ứng với thử nghiệm này có thể chưa hoàn toàn đáng tin cậy. Do đó, một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường chỉ định xét nghiệm hydrogen (H2) hơi thở.
– Tương tự cần xem xét thêm tình trạng không dung nạp fructose.
– Chỉ định nhịn ăn trong 48-giờ: nếu tiếp tục tiêu chảy chứng tỏ có nguyên nhân gây tăng tiết dịch.
– Đo áp lực hậu môn có thể thấy phản ứng co thắt với tình trạng chướng trực tràng hoặc những vấn đề khác.
3.4. Thực hiện thủ thuật chẩn đoán
– Nội soi đại tràng sigmoid (sigma) bằng ống mềm ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích để xác định tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn xa.
– Có thể chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng kèm sinh thiết cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân, có các triệu chứng kém hấp thu hoặc nếu nghi ngờ bệnh celiac
– Nội soi đại tràng ở những bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo như: chảy máu, thiếu máu, tiêu chảy mãn tính, lớn tuổi, tiền sử polyp đại tràng, tiền sử ung thư trong gia đình, giảm cân hoặc chán ăn.
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/chan-doan-hoi-chung-ruot-kich-thich/