Những bài thuốc đông y điều trị tiêu chảy

Nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy hay còn gọi là Tiết tả (gọi theo đông y) do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy cấp tính là do bị nhiễm phải vi trùng hoặc nhiễm vi khuẩn do thấp nhiệt, gây nên những biểu hiện dễ nhận biết như bị đau bụng, khi đại tiện thì lỏng, cảm thấy nóng ở hậu môn, phân có mùi và có màu vàng thâm, nước tiểu có màu đỏ, gây nên tình trạng mệt mỏi vật vã, khát nước, nôn mửa, cơ thể bị mất nước…

Đối với đông y, có 3 loại nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy là ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài), nội nhân (nguyên nhân bên trong) và bất nội ngoại nhân (cả trong và ngoài)

Thứ nhất là do bị cảm phải các ngoại tà ví dụ như Phong, Hàn, Thử, Thấp, Nhiệt

Nguyên nhân này chủ yếu là do Thấp làm cho Tỳ vị bị tổn thương nhiều, từ đó làm mất đi các chức năng về kiện vận và không còn khả năng phân biệt được chức năng thanh hay chức năng trọc, bị thăng giáng thất thường. Từ đó sinh ra tiết tả hay còn gọi là tiêu chảy.

Thứ hai là do thương thực

Như tên gọi thương thực, nguyên nhân này đến từ việc ăn uống không điều độ làm cho thức ăn tiêu thụ vào cơ thể bị đình trệ, hoặc do ăn quá nhiều các loại thức ăn béo, thức ăn bổ dưỡng, và cả thức ăn sống, thức ăn bị hư hỏng… gây rối loại chức năng vận hóa của tỳ và hướng đến tiêu chảy.

Thứ ba là do tỳ vị dương hư, hư yếu và hư tàn

Tỳ vị bị mất đi chức năng vận chuyển đã làm cho lượng thức ăn bị trì trệ, tỳ khí thì bị hạ hãm, dẫn đến thanh khí không thăng và gây nên tiêu chảy.

Thứ tư là do thận dương hư, mệnh môn hỏa suy

Đây là tình trạng khi bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày mà điều trị chưa hiệu quả làm cho thận dương bị tổn thương nhiều, tỳ dương không còn được ôn ấm. Từ đó không vận hóa được thủy cốc, làm cho âm hàn nhiều gây hại tỳ vị dẫn đến tiêu chảy.

Cuối cùng là do tình chí thất điều làm cho can khí bị uất kết, tỳ thổ bị khắc bởi can mộc

Tỳ khí bị hư yếu sẵn làm cho can khí có cơ hội xâm phạm làm tỳ khí bị hại làm rối loạn quá trình vận hóa gây ra bệnh tiêu chảy.

Lưu ý khi bị tiêu chảy kéo dài

Việc bị tiêu chảy kéo dài liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể bị mất nhiều dưỡng chất như protein, các loại vitamin, khoáng chất, làm thiếu năng lượng. Do đó bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, ăn uống điều độ thì người bệnh cũng cần phải lưu ý đến một số loại thực phẩm nên dùng như tinh bột (gạo, khoai tây, cà rốt), các loại thịt (gà, lợn…), dầu thực vật, sữa ít hoặc không có lactôz, các loại trái cây như hồng xiêm, táo cây… Trong chế độ ăn cần ăn các thức ăn mềm loãng và dễ tiêu như súp, cháo…

Nếu ăn vào làm tình trạng tiêu chảy bị năng thêm thì lại tự nhịn ăn nhịn uống làm điện giải rối loạn, cơ thể mất nước trầm trọng.

Một số loại thực phẩm không dùng khi bị tiêu chảy:

Các loại nước giải khát có nhiều ga và đường.

Các loại thực phẩm ít chất dinh dưỡng mà nhiều chất xơ, có nhiều đường, các loại thức ăn được chế biến sẵn.

Nếu bị tiêu chảy kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như bị sốt cao, nôn mửa, đại tiện có đờm, huyết, tiêu chảy nhiều lần, bị mất nước thì cần đến viện để điều trị kịp thời.

Các bài thuốc điều trị tiêu chảy bằng thuốc Đông Y

Bài thuốc số 1: Bài thuốc “Hoắc hương chính khí”

Bài thuốc hoắc hương chính khí gồm: Hoắc hương 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 12g, bán hạ chế 12g, đại táo 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 8g, tía tô 8g, hậu phác 8g, cát cánh 8g, sinh khương 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bột “Hoắc hương chính khí”: Hoắc hương 15g, tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Uống mỗi lần 8g, ngày 3 lần

Các bạn tham khảo thuốc Chính khí K-G từ bài thuốc Hoắc Hương Chính Khí nhé.

 

Bài thuốc số 2: Trị bệnh tiêu chảy bằng cam thảo, sắn dây kết hợp với lá mã đề

Chuẩn bị 50 gram sắn dây, cam thảo dây và mã đề thì mỗi loại chuẩn bị sẵn 20 gram.

Tiến hành rửa kỹ các vị thuốc với nước sạch, sau đó sắc chung với 400 ml nước cho đến khi cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Dùng 2 lần đối với người lớn và 3-4 lần đối với trẻ em.

Bài thuốc số 3: Kết hợp sắn dây, cam thảo, kim ngân hoa với rau má

Chuẩn bị 12 gram mỗi loại sắn dây, kim ngân hoa, rau mávà hậu phác, riêng đối với cam thảo dây và hoàng liên dây chuẩn bị 10 gram.

Tiến hành rửa các vị thuốc với nước và sắc chung với khoảng nửa lít nước cho đến khi cạn được một nửa thì dùng. Chia phương thuốc thành 2-3 đợt uống theo ngày.

Bài thuốc số 3: Dùng chuối tiêu xanh trị tiêu chảy ở trẻ em

Gọt mỏng lớp vỏ xanh của chuối tiêu, sau đó xay nhuyễn và nấu chung với cháo cho trẻ ăn giúp giảm hẳn chứng tiêu chảy ở trẻ em.

Bên cạnh đó, có thể dùng nhiều bài thuốc khác để trị tiêu chảy như dùng búp non của quả ổi, dùng củ gừng tươi với trà khô… đều là những phương thuốc điều trị tiêu chảy mà bạn có thể xem xét để sử dụng.